Trao đổi vớiVietNamNet, một cán bộ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, năm nay, điểm chuẩn các ngành học của trường xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cao do trường tuyển sinh bằng nhiều phương thức ngoài phương thức này.
“Một phần có thể cũng do đề thi, mặt bằng chung phổ điểm tăng, dẫn đến điểm chuẩn các trường đều tăng”, vị này nói.
Trước đó, dự báo điểm chuẩn năm 2024 tăng cũng được TS Trần Bá Trình, Trưởng Phòng Đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ với VietNamNet.
Theo ông Trình, điểm chuẩn của một ngành học phụ thuộc ít nhất vào 3 yếu tố: Điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh; Chỉ tiêu của từng ngành (chỉ tiêu của ngành học thông thường tỷ lệ nghịch với điểm chuẩn); Sức hút của ngành/trường thể hiện qua số đăng ký xét tuyển.
Qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ GD-ĐT công bố, hầu hết các môn, các tổ hợp xét tuyển theo các khối đều cao hơn so với năm ngoái.
Trong khi đó, với các ngành đào tạo giáo viên, chỉ tiêu một số ngành của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được Bộ GD-ĐT cấp năm nay giảm như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học.
Mỗi ngành này giảm khoảng một nửa số chỉ tiêu so với năm ngoái, do đây từng là những môn học bắt buộc ở THCS và THPT, giờ trở thành nhóm môn tự chọn, dẫn đến nhu cầu giáo viên không cao bằng.
Qua thống kê của VietNamNet, số chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vào các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2024 giảm mạnh so với năm ngoái.
Cụ thể, chỉ tiêu của ngành Sư phạm Ngữ văn năm nay (80) giảm 50 so với năm ngoái. Tương tự, ngành Sư phạm Lịch sử năm nay (12) giảm 13 so với năm ngoái; Sư phạm Địa lý năm nay (42) giảm 32 chỉ tiêu so năm ngoái.
Như vậy, có thể thấy mặt bằng chung điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh cao lên, trong khi chỉ tiêu sư phạm giảm đi, từ đó đã có ít nhất 2 yếu tố để tạo nên xu hướng tăng điểm chuẩn.
Chưa kể, số nguyện vọng đăng ký vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay khoảng 40.000, trong khi chỉ tiêu là 4.000.
Năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 4.013 chỉ tiêu theo 5 phương thức: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; Xét học bạ THPT; Xét kết hợp học bạ/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực với thi năng khiếu; Xét kết quả thi đánh giá năng lực do Trường tổ chức.
Trong đó, 50% xét tuyển bằng phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
>>>Click để tra cứu điểm chuẩn đại học 2024 các trườngnhanh
Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết, trải qua gần 6 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, sau khi hoàn thành thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Bối cảnh thế giới và khu vực đang biến chuyển nhanh chóng, phức tạp, đặt ra nhiều thời cơ, vận hội, đi kèm với những thách thức không nhỏ. Bản thân các quốc gia ASEAN cũng đang đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau trong chiến lược phát triển cũng như tầm nhìn về ASEAN, về khu vực và thế giới.
Tình hình mới đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN hiện tại cũng như tương lai: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm sao để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên? Làm sao để cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?
Thứ trưởng cho biết, ý tưởng tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN là một phần trong nỗ lực của Việt Nam và các nước ASEAN nhằm tạo diễn đàn để trao đổi và tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi trên.
Diễn đàn sẽ là kênh cung cấp các ý tưởng, sáng kiến cho quá trình xây dựng tầm nhìn ASEAN đến năm 2045; đại diện cho tiếng nói và đóng góp của khu vực vào nỗ lực định hướng phát triển tương lai của thế giới thông qua Hội nghị thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc (tổ chức vào tháng 9 tới).
Đây cũng là đóng góp cụ thể của Việt Nam trong nỗ lực chung nhằm xây dựng cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm; thiết thực triển khai chủ trương thúc đẩy và nâng tầm đối ngoại đa phương.
"Chúng tôi kỳ vọng Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ trở thành một sự kiện thường niên, sẽ mở đầu một chuỗi các diễn đàn thường niên vào năm tới", Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ là diễn đàn mở có sự tham gia của cả quan chức chính phủ và giới học giả. Đây là hoạt động đa phương cấp cao, có quy mô lớn với sự tham gia của trên 200 đại biểu, bao gồm lãnh đạo cấp cao của một số nước ASEAN và đối tác, đại diện các tổ chức quốc tế và các học giả hàng đầu khu vực và thế giới.
Chủ đề của Diễn đàn năm nay là "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành quan tâm cao đến diễn đàn và dự kiến sẽ tham dự và có bài phát biểu khai mạc. Phiên khai mạc có sự tham dự và phát biểu của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, các nước như: Chủ tịch ASEAN đương nhiệm (Thủ tướng Lào) và kế tiếp (Thủ tướng Malaysia phát biểu qua video ghi hình), Tổng thư ký ASEAN, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (phát biểu qua video ghi hình).
Diễn đàn gồm 2 phiên thảo luận: Hướng đến một Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh và bền vững; Đẩy mạnh cách tiếp cận an ninh toàn diện vì một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm.
Hai phiên ăn trưa làm việc song song về các chủ đề “Tái định vị vai trò trung tâm của ASEAN” và “Nắm bắt cơ hội phát triển trong kỷ nguyên số”.
Trước đó, vào ngày 22/4 sẽ diễn ra sự kiện Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, đây là một trong những điểm nhấn đáng chú ý của diễn đàn năm nay. Đối thoại là cơ hội để thanh niên Việt Nam và ASEAN tăng cường hiểu biết về ASEAN, chia sẻ những kỳ vọng và khuyến nghị của thanh niên đối với hướng đi tương lai của ASEAN.